Những Điều Bạn Nên Biết Về Kem Chống Nắng

15:34:00 Hoa Thiên Thảo 0 Comments

Kem chống nắng là sản phẩm có chứa tác nhân bảo vệ da, chống lại ảnh hưởng của các tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, nhiều người còn chưa hiểu cách lựa chọn kem chống nắng cũng như sử dụng chúng thế nào cho hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu để bảo vệ dưới nắng toàn diện nhé!

1.    Phân loại các tia cực tím

Có nhiều loại tia cực tím khác nhau, tuy nhiên có 2 loại tia cực tím chính trong ánh nắng mặt trời có thể gây hại cho da, đó là các tia UVA và UVB.  UVA có bước sóng từ 400nm tới 315 nm, trước 10h sáng và sau 2h chiều chiếm 99% lượng tia cực tím chiếu xuống Trái Đất, trong khoảng 10h sáng tới 2h chiều chiếm 95%. Tia UVA là nguyên nhân làm lão hóa da.

Trong khi đó, tia UVB có bước sóng từ 315nm tới 280nm, trước 10h sáng và sau 2h chiều chiếm 1% lượng tiacực tím chiếu xuống Trái Đất, trong khoảng 10h sáng tới 2h chiều chiếm 5%. Tia UVB làm da bị cháy nắng.


2.    Chỉ số SPF và PPD có trong kem chống nắng

SPF (Sun Protection Factor) là chỉ số chống tia UVB, phổ biến nhất là ở mức 15, 20, 30, 40, 50, 60, đây là định mức đo lường số giờ trung bình làn da được bảo vệ khi sử dụng kem chống nắng. 
SPF 1 = 15 phút => SPF 15 = 3 giờ 45 phút   => SPF 20 = 5 giờ

Nếu bạn không làm việc thường xuyên ngoài trời thì sử dụng loại sản phẩm có chỉ số SPF dao động từ 15-30 là phù hợp.




PPD (Persistent Pigment Darkening) là chỉ số chống lại tia tử ngoại UVA. Các loại kem chống tia UVA được xếp hạng theo chỉ số PPD càng nhiều thì kem chống được tia UVA càng tốt. PPD thường được ghi trên sản phẩm với cách gọi là PA+ hay PA++, PA là chữ viết tắt của Protection Grade, càng nhiều dấu + thì chống nắng càng cao.

3.    Phân loại kem chống nắng

Có hai loại chính : sunblock (chống nắng vật lý) và sunscreen (chống nắng hóa học)

Sunblock (chống nắng vật lý): Thành phần phần là oxit kẽm, titanium dioxit, zinc oxide  sẽ giúp phản xạ lại tác động của tia UV trên da của chúng ta, bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB trên cơ chế phản xạ, khuếch tán, giống như một bức tường ngăn tia UV tác động đến da.
- Ưu điểm: Thích hợp cho da nhạy cảm và trẻ em, bảo vệ rất lâu nên cần thoa lại nhiều lần.
- Nhược điểm :Không tiệp với màu da, thoa lên da sẽ thấy rõ

Sunscreen (chống nắng hóa học): Bao gồm những thành phần được gợi như hóa học Mexoryn, benzophenol 3, homosalate….hoạt động như màng lọc hóa học, hấp thu rất tốt tia UVB, nhưng thường chỉ lọc được một phần UVA.
- Ưu điểm: Kem chống nắng tiệp với màu da, không dễ nhìn thấy
- Khuyết điểm: Các hóa chất trong sunscreen thường dễ gây kích ứng da, và trong một số nghiên cứu cho thấy một vài trường hợp ung thư vú và ung thư da là do sunscreen. Dùng sunscreen các chị vẫn phải chịu khó bôi kem lại sau khoảng 2-3 giờ vì thời gian chống nắng của sunscreen khá thấp

Cách chọn kem chống nắng phù hợp với từng loại da
Da Dầu 
Đây là loại da thường hay bóng nhờn, rất khó chịu khi phải thoa thêm kem chống nắng, nếu chọn không đúng có thể gây bết dính, hoặc loang lỗ như lang ben. Bạn nên chọn các loại kem chống nắng có ghi noncomedogenic (không chứa chất sinh mụn) hoặc "no sebum" - không gây nhờn hoặc "oil free" - không dầu trên nhãn sản phẩm. Nên chọn kem dạng gel, nước hoặc dạng xịt để tránh việc gây bí cho da. Chỉ số chống nắng phù hợp từ 15 - 30 SPF.


Da Khô 
Nếu bạn sở hữu làn da khô thì nên chọn kem chống nắng loại có chứa chất dưỡng ẩm để bổ sung thêm độ ẩm cho nó. Kem chống nắng dạng sương hoặc dạng xịt sẽ thích hợp cho bạn. Khi xịt bạn lắc đều chai và để cách da khoảng 20 cm, xịt vào vùng da hở, tránh vùng mắt và mũi. Chỉ số chống nắng SPF cho làn da khô nên được lựa chọn khoảng 20 SPF để đảm bảo làn da của bạn được bảo vệ an toàn.




Da Nhạy Cảm 
Đối với những bạn gái có làn da nhạy cảm, hãy chọn cho mình những sản phẩm vật lí để ngăn chặn lại sự tác động của ánh nắng mặt trời, nên tránh xa thành phần oxybenzone và PABA. Bạn có thể sử dụng các viên uống chống nắng, vì nó sẽ chứa ít thành phần gây kích ứng da, tốt hơn cho làn da nhạy cảm.
Đối với da nhạy cảm, bạn hãy thử sản phẩm ra cổ tay hoặc vùng da dưới cằm xem độ kích ứng. Sau 5 phút bạn không cảm thấy ngứa hay nổi mẩn đỏ thì có thể sử dụng.

Da Mụn 
Với da mụn, thì kem chống nắng vật lý (chứa zinc oxide và titanium oxide) sẽ tốt hơn là sử dụng kem chống nắng hóa học. Và nên lựa chọn kem trong thành phần có ghi “Non-Comedogenic” - không gây bít lỗ chân lông, bởi da mụn thì cần phải tránh làm tắc nghẽn lỗ chân lông và viêm nhiễm. Ngoài ra, không nên chọn sản phẩm có chứa chất tạo mùi hương, oxybenzone, cồn và PAPB. Da mụn bạn nên sử dụng kem có kết cấu nhẹ và không chứa dầu hoặc có thể dùng các sản phẩm dạng viên uống.


 

Một số kem chống nắng tốt
Kem chống nắng Heliocare SPF 50 dạng gel đặc biệt điều chế chống nắng riêng cho da nhờn và da mụn. Với chỉ số SPF 50 bảo vệ da tối đa khỏi tia cực tím, chống lão hóa hiệu quả.

Viên uống chống nắng Heliocare Oral là thực phẩm chức năng giúp bảo vệ khỏi tác động tia UVA, đồng thời cung cấp dưỡng chất ngăn chặn quá trình lão hóa da hiệu quả thấy rõ sau 4 giờ sử dụng. Hỗ trợ cung cấp dưỡng chất từ bên trong, mang lại sự giảm sắc tố trên sau 48 giờ, và mất hẳn sắc tố sau 4 tháng.

Lưu ý: Bài viết này không thay thế lời khuyên của bác sĩ. Nếu bạn gặp vấn đề nghiêm trọng về cháy nắng, hãy đến gặp bác sĩ nhé!



0 nhận xét: